Ý Nghĩa Sự Chắp Tay


Pháp thoại: Ý nghĩa của sự chắp tay  do thầy Trừng Sỹ giảng tại Hội trường An Hoà - Chùa Linh Sơn, Austin, ngày 15 tháng 9, 2012.

Dharma Talk : The meanings of putting one's hands together preached by Ven. Thầy Trừng Sỹ at the An Hoa Hall of Linh Sơn Temple in Austin on September 15, 2012.



Hôm nay đề tài của Thầy rất đơn giản nhưng qúy vị nói đơn giản nhưng không biết nói sao, thì hôm nay Thầy xin có bài Pháp thoại: Ý Nghĩa Sự Chắp Tay”.

Thầy sẽ giảng từng bước một, khi mình đi chùa mình cần biết những căn bản, sau đó mình từng  bước từng bước thì tốt hơn. Như vậy, qúy vị biết chắp tay là có nghĩa gì không?
Như Thầy hướng dẫn các người Mỹ, các sinh viên hay học sinh khi họ thực tập rất thích, rất dễ thương, họ không thực tập không tu thì thôi, nhưng khi đã tu rồi thì họ rất là thành tâm.
Bây giờ Thầy mời hai vị lên thực tập chắp tay… (Đại chúng thực tập chắp tay)
Ngay ở các tôn giáo khác, nói đến sự làm dấu v.v.. thì họ đều biết rõ và giải thích được.
Cho nên mình là người Phật tử, mỗi cử chỉ, mỗi bước đi, mỗi lời nói, nếu mình không học thì thôi chứ khi đã học rồi mình hiểu ý nghĩa của nó.

Khi qúy vị chắp tay như vậy thì phát sinh ra nghĩa sau đây:


1)                 Cung Kính/ Tôn Trọng
2)                 Một vị Phật Tương Lai
3)                 Khiêm Nhường/ Khiêm Cung
4)                 Nhớ Phật
5)                 An Lạc
6)                 Giữ Chánh Niệm
7)                 Chia Sẻ Tình Thương
8)                 Lực Cản Lực
9)                 Điều Thân

Khi mình học và nắm giáo lý căn bản rồi, lúc bấy giờ mình đi chùa thường xuyên. Và khi mình nắm được căn bản rồi thì có những Phật tử họ ít đi chùa, không thường xuyên hoặc có những người có đi chùa nhưng không tiếp xúc được với giáo lý của Đức Phật và đến khi họ hỏi qúy vị thì có dịp trổ tài.
Mỗi chúng ta là mỗi giáo viên.
Ngay cả Đức Phật cũng đã nói mỗi Đức Phật đã thành, còn chúng ta là đức Phật sẽ thành. Cũng vậy đứng trên đây thì mỗi chúng ta là một thầy là một cô giáo đã thực tập, thì khi chúng ta có lập đạo tràng thì chúng ta cũng là một thầy, một cô giáo đứng lớp.
        Như qúy vị thấy các tôn giáo khác, họ mang hình thức như cư sĩ, nhưng họ vẫn truyền đạo được.
Như qúy vị biết, không nhất thiết phải như qúy Thầy Cô, mỗi  Phật tử cũng có tránh nhiệm truyền Pháp, hoằng dương Chánh Pháp. Bây giờ Thầy đi vào chi tiết.
1)  Cung Kính/ Tôn Trọng:
Cung kính cũng nghĩa là tôn trọng.

2)  Một vị Phật Tương Lai
Nghĩa là muốn cho người đối phương sẽ là một vị Phật tương lai.
Tuy nhiên cũng là một vị Phật hiện tại vì nếu không là một vị Phật hiện tại thì qúy vị không đến đây để mà chắp tay đâu, qúy vị đã để thời gian đi mua sắm, hoặc đi chơi, xem ti vi, làm cái này cái kia v.v.. Lúc đó, qúy vị đâu có thời gian tập trung tới chùa ngồi lại với nhau. Còn ngay giây phút mà qúy vị tập trung ngồi lại với nhau ở chùa thì chính lúc đó là qúy vị thực tập chắp tay lạy nhau là những vị Phật hiện tại rồi đó. Cho nên, Phật nghĩa là thành Phật từng phút, từng giây không dài thì ngắn hoặc không ngắn thì dài. Do đó, trong lúc qúy vị thực tập, nghĩa là qúy vị đã là một vị Phật rồi đó.
Nếu qúy vị nói là Phật tương lai thì nhiều khi mình làm biếng.
Cho nên mình thực tập như vậy đó thì ngay cái phút giây mình thực tập là mình đã có hạt giống Phật rồi.

3)  Khiêm Nhường/ Khiêm Cung:
Khi qúy vị thực tập như vậy đó, thì mình bỏ đi cái ngã, cái ta(ego) của mình đi, bỏ đi những sự lúc nào cũng cho mình là nhất (number one), cho nên mình chắp tay cúi xuống xá như vậy đó thì cái ta số một (number one) của mình và cái ta số một (number one) của người kia bằng như nhau (the same).
Cái ta số một (number one) của mình mà xá xuống cùng một lúc với cái ta số một (number one) của người kia xá mình lại đó thì nó trở thành là mình cho rằng tôi là số một (number one) nhưng bạn cũng không phải là số hai (you are not number two), thì lúc đó cả hai người đều bằng nhau. Giờ phút đó, qúy vị đã là Phật rồi đó. Phật giáo nói như vậy thôi. Tất cả chúng sinh đều thành Phật và đều bình đẳng như nhau. Do đó, cái giờ phút mà mình và người đối phương, mình và Phật là một. Và nghĩa này rất sâu, tuy đơn giản nhưng rất là ý nghĩa. Do đó, mình bỏ cái ta đi, khiêm nhường và cung kính. 
Nghĩa thứ ba và nghĩa thứ nhất bổ sung cho nhau.



4)  Nhớ Phật
Nghĩa là khi mình đến chùa và không biết những người khác nhưng mình vẫn chắp tay xá xuống niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Ngay nghĩa nhớ Phật thì Thầy cho thêm là phát sinh ra chữ tưới tẩm. Ví dụ, như Đức Phật đã thành và mỗi chúng ta là đức Phật đương thành hoặc sẽ thành. Khi mà không có bạn mình nhắc nhở (remind) mình đó, thì đức Phật trong ta đôi khi bị ngủ gục đi (sometimes sleepy). Mà khi có bạn mình nhắc nhở thì đức Phật trong ta thức dậy.
Mình tưới tẩm cho mình mà đồng thời mình muốn tưới tẩm đức Phật trong tâm của người bạn mình cũng thức dậy (wake up), để nói là các bạn đều có đức Phật trong tâm. Cho nên mình đứng đây mình xá các vị, ‘con chào Bác, hay Bác chào con’, ngay cả những người trong gia đình cũng thực tập với nhau. Thay vì mỗi sáng mình chào buổi sáng, hỏi thăm nhau như ‘Good Morning! Hello! How are you!’, thì mình xá xuống niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Thứ nhất là mình nhớ Phật, thứ hai là mình muốn tưới tẩm đức Phật trong tâm của người kia cùng được thức dậy và đồng thời cũng tưới tẩm hạt giống an lành, giống như hồi nãy Thầy nói đó như qúy vị mà mỗi giây, mỗi phút mà mình buồn phiền thì đức Phật trong tâm sẽ buồn theo.
Còn nếu mình có thực tập thì nỗi đau, sầu khổ sẽ mất dần, và hạt giống an lành, nhớ Phật, A Di Đà Phật mình có. Nhưng mình thực tập chưa đủ, mình muốn người thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hiểu và thực tập với nhau. Đó là khi mình tu rồi, thì tất cả những người thân, người thương của mình cùng tu, đồng thời các bạn đạo cũng đều tu.
Một người tu không đủ,
Tranh thủ rủ nhiều người.
Có nghĩa là mình tu không đủ, mình rủ thêm nhiều người tu với nhau nữa. Cho nên khi qúy vị tu như vậy thì lúc bấy giờ mới an lạc.
Đó là nghĩa tưới tẩm và thức dậy. Từ đó qua điều nhớ Phật còn có thêm nghĩa thành tâm.
Qúy vị thấy không, qua nghĩa nhớ Phật mà chúng ta không thành tâm thì mình đâu nghĩ nhớ Phật. Và khi mình hiểu được điều này thì tẩm đức Phật trong tâm mình được thức dậy. Do đó, khi có tâm, có tấm lòng rồi thì mình mới nhớ Phật. Qúy vị thấy chưa? Đó là từng bước, từng bước căn bản, đơn giản, qúy vị nhớ như vậy rất là sâu xa.


5)  An Lạc
Khi qúy vị chắp tay cúi xuống xá  với nhau như vậy thì hạt giống an lạc sẽ phát sinh, cho nên mình có thực tập thì mình có an lạc, và ngược lại nếu mình không có thực tập thì mình không có an lạc. Do đó, nếu qúy vị càng  thực tập nhiều thì qúy vị càng có nhiều an lạc, còn nếu qúy vị không có thực tập thì qúy vị sẽ không có an lạc, qúy vị sẽ bất hạnh và khổ đau.
Cho nên như qúy vị biết, giáo Pháp Đức Phật rất hay, cũng như hồi nãy Thầy đưa ra ý nghĩa giải thoát, và an lạc đi đôi với giác ngộ.
Do đó, sau này mình đi chùa rồi nếu có ai hỏi thì mình phải biết những yếu tố căn bản.
Qua hai ý như trên, giáo Pháp Đức Phật rất là quan trọng chỗ này. Hồi đó đến giờ, qúy vị nghe qua ‘Biệt biệt giải thoát’ chưa?
Biệt biệt giải thoát’ có nghĩa là mình xả bỏ bớt cái gì mà ràng buộc, thì mình có thời gian mình về đây, thứ nhất là niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để tu tập, thứ hai là một mình thực tập chưa đủ thì rủ thêm các bạn cùng tu tập với mình. Khi qúy vị có thực tập, khi qúy vị có ý nghĩ lập đạo tràng thì ý nghĩ giải thoát có luôn. Vì lúc đó, qúy vị đâu có bị ràng buộc nữa. Nếu khi qúy vị không bị ràng buộc nữa, thì qúy vị có thời gian đi tu tập.
Như hồi nãy Thầy nói đó, ‘Biệt biệt giải thoát’, ‘biệt biệt’ là từng phần, qúy vị để dành thời gian về tu tập thì lúc bấy giờ cái nghĩa an lạc và giải thoát đi đôi với nhau, thì cái giải thoát từng phần nghĩa là xả những ràng buộc ra. Lúc này, giải thoát mình có, mà giải thoát này không có cao xa. Mỗi khi mình thực tập, người nào có thực tập, người nào có niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, người nào có thực tập hơi thở vào, hơi thở ra buổi tối và buổi sáng như vậy thì lúc đó qúy vị đã được giải thoát bỏ bớt các ràng buộc đi. Lúc bấy giờ, đó là ‘Giải Thoát Từng Phần’, nghĩa là ‘có thực tập có giải thoát’, qúy vị đồng ý không?
Nếu mình nói cao xa thì đó là xa vời, nhưng mà người Phật tử chúng ta về hiện diện nơi đạo tràng, mình để dành thời gian, cùng tu với đại chúng, là mình đã giải thoát rồi đó.
Qúy vị nắm rõ chưa?
Mình bỏ xả hết những gì ràng buộc xung quanh, mình mới có thời gian mình về ngồi đây niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, mình chắp tay mình xá với nhau. Như vậy, trong quá trình mình thực tập ở đây là an lạc, giải thoát thấm nhuần thân tâm. Giữ và thực tập lời dạy nào an lạc và hạnh phúc lời dạy ấy. 
Do đó, xuyên qua nhớ Phật mà phát sinh ra thêm rất nhiều nghĩa.
      
6)  Giữ Chánh Niệm (thân+tâm=1)
Mình đưa ra thêm ý nghĩa quan trọng là khi thân mình xá thì tâm mình cũng xá.
Ngay cả có những Phật tử đi chùa mà nhiều khi xem Đức Phật như ông Thần vậy. Mình đưa tay xá xá lia lịa, thì mình không giữ chánh niệm và không có thực hành thì lúc đó mình muốn xá kiểu nào cũng được hết. Như vậy, thì không có ý nghĩa gì hết.
Còn khi mình tới đạo tràng, mình tới tu tập, mình tới gặp bạn đạo mà qúy vị xá như vậy thì có giữ chánh niệm. Do đó, thân mình xá thì tâm mình cũng xá.
Và giống như hồi nãy Thầy hướng dẫn rồi đó.
(Thân+tâm=1)
1 nghĩa là bình đẳng. Nó chỉ cho sự bình đẳng. Người kia Phật  thì mình cũng Phật. Người bạn Phật  và mình cũng Phật. Phật giáo ngay chỗ này qúy vị để ý xem.  Nếu qúy vị có học môn tôn giáo khác không nói chỗ này, chỉ có Phật Giáo nói ‘Phật và chúng sanh là một’, và điều này quan trọng lắm, qúy vị thấy chưa?
Khi mà người tu tập ngon lành và rủ các người khác tu tập nữa thì cuối cùng ai cũng an lạc như nhau hết thì đều bình đẳng như nhau.
Là Phật tử mình phải hiểu điều đó, nhiều khi mình tưởng ông ấy đi trước nên ông ấy là số 1 (number one), còn mình đi sau nên là số hai (number two) là không đúng. Ngay cả qúy Thầy, qúy Sư Cô, qúy Hòa Thượng cũng vậy người nào có thực tập thì người đó có an lạc và giải thoát. Pháp môn nào cũng vậy, khi nào qúy vị có thực tập, thì có an lạc, và qúy vị hiểu ngay lúc đó, an lạc và giải thoát đều có trong qúy vị. Cho nên, Thầy mới gọi là bình đẳng. Nếu có nhà Sư và Phật tử thì cũng đều bình đẳng như nhau. Bạn có Phật trong tâm, thì tôi cũng có Phật trong tâm (you have Budha in your heart; I also have Budha in my heart).
Qúy vị thấy đó, bạn có Phật trong tâm, thì tôi cũng có Phật trong tâm, và Phật ở đây nghĩa là an lạc và giải thoát trong từng phút từng giây lúc qúy vị thực tập .
Cho nên mình có thực tập, thì mình có an lạc và giải thoát.

7)  Chia Sẻ Tình Thương
Khi mà mình có hạnh phúc (happiness) rồi, thì mình có giữ bo bo không?
Cho nên, mình có an lạc rồi, mình muốn cho mọi người cũng được an lạc như mình. Trong gia đình mình có muốn con cái mình an lạc không? Mình muốn cho ông xã thương mình không? Trước khi ông ấy thương mình thì mình phải có an lạc. Mình mà có an lạc thì ông ấy thương mình nhiều lắm đó. Mà khi vợ chồng an lạc rồi thì khi ông ấy đi chùa rồi có an lạc là bà thương ông nhiều lắm đó. Khi cha mẹ có an lạc thì con cái cũng an lạc. Ngược lại, hoặc là khi con cái có an lạc thì cha mẹ cũng an lạc. Con cái sẽ thương Ba, thương Mẹ. Cho nên, khi đã có tình thương rồi, thì mình muốn san sẻ cho người thân, người thương và đặc biệt cho người bạn đạo của mình.  Do đó, mình muốn chia sẻ tình thương là nghĩa như vậy đó.

8) Lực Cản Lực
Lực của mình nghĩa là khi mình tới tu tập, thì từ bi mình có, an lạc mình có. Còn cản nghĩa là người kia không có tu tập mà mình là người có tu tập, thì khi mình xá xuống như vậy thì mình muốn năng lượng tình thương, từ bi cho người kia.  Ví dụ, có một người giận dữ, nói nặng với mình như thế nào đi nữa, nhưng mình lúc nào cũng thực hành chắp tay cung kính, khiêm nhường thì khi mình xá xuống thì lực từ bi của mình, đem tới cho người kia thì chắc chắn những sầu muộn, giận dữ của họ sẽ bớt dần, bớt dần.  Do đó, năng lượng từ bi mà mình có, thì sự hận thù của người kia càng giảm dần. Nhân đây, qúy vị chắp tay lại, đại chúng đọc theo Thầy bài kệ Pháp Cú:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có,
Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu.


Khi mình đã có từ bi rồi, có tình thương rồi , Lực Cản Lực có nghĩa là những hận thù của họ không thể nào xóa bỏ được, nhưng chỉ có từ bi, tình thương mới xóa bỏ được hận thù.
Qúy vị hãy tập những bài Pháp cú như vậy. Và qúy vị thực hành và hát những câu đơn giản như vậy để cho con cái trong gia đình thì rất hay.

9) Điều Thân
Đây là đi cùng với điều thứ sáu là giữ chánh niệm.
Thân và tâm đều đi đôi với nhau.

Và để khi nào có nhiều thì giờ Thầy sẽ giảng thêm, bây giờ Thầy dạy cho qúy vị những phần căn bản của bài Pháp thoại: “Ý Nghĩa Sự Chắp Tay”
        Nếu có người nào mà có hỏi thì khi nghe Pháp thoại này ở đây rồi, thì qúy vị sẽ tường trình bày lại vanh vách cho họ nghe. Lúc đó, qúy vị là Phật tử number one.
Đại chúng phát biểu cảm tưởng.


(Please click to watch movie)