Ý Nghĩa Sự Chắp Tay


Pháp thoại: Ý nghĩa của sự chắp tay  do thầy Trừng Sỹ giảng tại Hội trường An Hoà - Chùa Linh Sơn, Austin, ngày 15 tháng 9, 2012.

Dharma Talk : The meanings of putting one's hands together preached by Ven. Thầy Trừng Sỹ at the An Hoa Hall of Linh Sơn Temple in Austin on September 15, 2012.



Hôm nay đề tài của Thầy rất đơn giản nhưng qúy vị nói đơn giản nhưng không biết nói sao, thì hôm nay Thầy xin có bài Pháp thoại: Ý Nghĩa Sự Chắp Tay”.

Thầy sẽ giảng từng bước một, khi mình đi chùa mình cần biết những căn bản, sau đó mình từng  bước từng bước thì tốt hơn. Như vậy, qúy vị biết chắp tay là có nghĩa gì không?
Như Thầy hướng dẫn các người Mỹ, các sinh viên hay học sinh khi họ thực tập rất thích, rất dễ thương, họ không thực tập không tu thì thôi, nhưng khi đã tu rồi thì họ rất là thành tâm.
Bây giờ Thầy mời hai vị lên thực tập chắp tay… (Đại chúng thực tập chắp tay)
Ngay ở các tôn giáo khác, nói đến sự làm dấu v.v.. thì họ đều biết rõ và giải thích được.
Cho nên mình là người Phật tử, mỗi cử chỉ, mỗi bước đi, mỗi lời nói, nếu mình không học thì thôi chứ khi đã học rồi mình hiểu ý nghĩa của nó.

Khi qúy vị chắp tay như vậy thì phát sinh ra nghĩa sau đây:


1)                 Cung Kính/ Tôn Trọng
2)                 Một vị Phật Tương Lai
3)                 Khiêm Nhường/ Khiêm Cung
4)                 Nhớ Phật
5)                 An Lạc
6)                 Giữ Chánh Niệm
7)                 Chia Sẻ Tình Thương
8)                 Lực Cản Lực
9)                 Điều Thân

Khi mình học và nắm giáo lý căn bản rồi, lúc bấy giờ mình đi chùa thường xuyên. Và khi mình nắm được căn bản rồi thì có những Phật tử họ ít đi chùa, không thường xuyên hoặc có những người có đi chùa nhưng không tiếp xúc được với giáo lý của Đức Phật và đến khi họ hỏi qúy vị thì có dịp trổ tài.
Mỗi chúng ta là mỗi giáo viên.
Ngay cả Đức Phật cũng đã nói mỗi Đức Phật đã thành, còn chúng ta là đức Phật sẽ thành. Cũng vậy đứng trên đây thì mỗi chúng ta là một thầy là một cô giáo đã thực tập, thì khi chúng ta có lập đạo tràng thì chúng ta cũng là một thầy, một cô giáo đứng lớp.
        Như qúy vị thấy các tôn giáo khác, họ mang hình thức như cư sĩ, nhưng họ vẫn truyền đạo được.
Như qúy vị biết, không nhất thiết phải như qúy Thầy Cô, mỗi  Phật tử cũng có tránh nhiệm truyền Pháp, hoằng dương Chánh Pháp. Bây giờ Thầy đi vào chi tiết.
1)  Cung Kính/ Tôn Trọng:
Cung kính cũng nghĩa là tôn trọng.

2)  Một vị Phật Tương Lai
Nghĩa là muốn cho người đối phương sẽ là một vị Phật tương lai.
Tuy nhiên cũng là một vị Phật hiện tại vì nếu không là một vị Phật hiện tại thì qúy vị không đến đây để mà chắp tay đâu, qúy vị đã để thời gian đi mua sắm, hoặc đi chơi, xem ti vi, làm cái này cái kia v.v.. Lúc đó, qúy vị đâu có thời gian tập trung tới chùa ngồi lại với nhau. Còn ngay giây phút mà qúy vị tập trung ngồi lại với nhau ở chùa thì chính lúc đó là qúy vị thực tập chắp tay lạy nhau là những vị Phật hiện tại rồi đó. Cho nên, Phật nghĩa là thành Phật từng phút, từng giây không dài thì ngắn hoặc không ngắn thì dài. Do đó, trong lúc qúy vị thực tập, nghĩa là qúy vị đã là một vị Phật rồi đó.
Nếu qúy vị nói là Phật tương lai thì nhiều khi mình làm biếng.
Cho nên mình thực tập như vậy đó thì ngay cái phút giây mình thực tập là mình đã có hạt giống Phật rồi.

3)  Khiêm Nhường/ Khiêm Cung:
Khi qúy vị thực tập như vậy đó, thì mình bỏ đi cái ngã, cái ta(ego) của mình đi, bỏ đi những sự lúc nào cũng cho mình là nhất (number one), cho nên mình chắp tay cúi xuống xá như vậy đó thì cái ta số một (number one) của mình và cái ta số một (number one) của người kia bằng như nhau (the same).
Cái ta số một (number one) của mình mà xá xuống cùng một lúc với cái ta số một (number one) của người kia xá mình lại đó thì nó trở thành là mình cho rằng tôi là số một (number one) nhưng bạn cũng không phải là số hai (you are not number two), thì lúc đó cả hai người đều bằng nhau. Giờ phút đó, qúy vị đã là Phật rồi đó. Phật giáo nói như vậy thôi. Tất cả chúng sinh đều thành Phật và đều bình đẳng như nhau. Do đó, cái giờ phút mà mình và người đối phương, mình và Phật là một. Và nghĩa này rất sâu, tuy đơn giản nhưng rất là ý nghĩa. Do đó, mình bỏ cái ta đi, khiêm nhường và cung kính. 
Nghĩa thứ ba và nghĩa thứ nhất bổ sung cho nhau.



4)  Nhớ Phật
Nghĩa là khi mình đến chùa và không biết những người khác nhưng mình vẫn chắp tay xá xuống niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Ngay nghĩa nhớ Phật thì Thầy cho thêm là phát sinh ra chữ tưới tẩm. Ví dụ, như Đức Phật đã thành và mỗi chúng ta là đức Phật đương thành hoặc sẽ thành. Khi mà không có bạn mình nhắc nhở (remind) mình đó, thì đức Phật trong ta đôi khi bị ngủ gục đi (sometimes sleepy). Mà khi có bạn mình nhắc nhở thì đức Phật trong ta thức dậy.
Mình tưới tẩm cho mình mà đồng thời mình muốn tưới tẩm đức Phật trong tâm của người bạn mình cũng thức dậy (wake up), để nói là các bạn đều có đức Phật trong tâm. Cho nên mình đứng đây mình xá các vị, ‘con chào Bác, hay Bác chào con’, ngay cả những người trong gia đình cũng thực tập với nhau. Thay vì mỗi sáng mình chào buổi sáng, hỏi thăm nhau như ‘Good Morning! Hello! How are you!’, thì mình xá xuống niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Thứ nhất là mình nhớ Phật, thứ hai là mình muốn tưới tẩm đức Phật trong tâm của người kia cùng được thức dậy và đồng thời cũng tưới tẩm hạt giống an lành, giống như hồi nãy Thầy nói đó như qúy vị mà mỗi giây, mỗi phút mà mình buồn phiền thì đức Phật trong tâm sẽ buồn theo.
Còn nếu mình có thực tập thì nỗi đau, sầu khổ sẽ mất dần, và hạt giống an lành, nhớ Phật, A Di Đà Phật mình có. Nhưng mình thực tập chưa đủ, mình muốn người thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hiểu và thực tập với nhau. Đó là khi mình tu rồi, thì tất cả những người thân, người thương của mình cùng tu, đồng thời các bạn đạo cũng đều tu.
Một người tu không đủ,
Tranh thủ rủ nhiều người.
Có nghĩa là mình tu không đủ, mình rủ thêm nhiều người tu với nhau nữa. Cho nên khi qúy vị tu như vậy thì lúc bấy giờ mới an lạc.
Đó là nghĩa tưới tẩm và thức dậy. Từ đó qua điều nhớ Phật còn có thêm nghĩa thành tâm.
Qúy vị thấy không, qua nghĩa nhớ Phật mà chúng ta không thành tâm thì mình đâu nghĩ nhớ Phật. Và khi mình hiểu được điều này thì tẩm đức Phật trong tâm mình được thức dậy. Do đó, khi có tâm, có tấm lòng rồi thì mình mới nhớ Phật. Qúy vị thấy chưa? Đó là từng bước, từng bước căn bản, đơn giản, qúy vị nhớ như vậy rất là sâu xa.


5)  An Lạc
Khi qúy vị chắp tay cúi xuống xá  với nhau như vậy thì hạt giống an lạc sẽ phát sinh, cho nên mình có thực tập thì mình có an lạc, và ngược lại nếu mình không có thực tập thì mình không có an lạc. Do đó, nếu qúy vị càng  thực tập nhiều thì qúy vị càng có nhiều an lạc, còn nếu qúy vị không có thực tập thì qúy vị sẽ không có an lạc, qúy vị sẽ bất hạnh và khổ đau.
Cho nên như qúy vị biết, giáo Pháp Đức Phật rất hay, cũng như hồi nãy Thầy đưa ra ý nghĩa giải thoát, và an lạc đi đôi với giác ngộ.
Do đó, sau này mình đi chùa rồi nếu có ai hỏi thì mình phải biết những yếu tố căn bản.
Qua hai ý như trên, giáo Pháp Đức Phật rất là quan trọng chỗ này. Hồi đó đến giờ, qúy vị nghe qua ‘Biệt biệt giải thoát’ chưa?
Biệt biệt giải thoát’ có nghĩa là mình xả bỏ bớt cái gì mà ràng buộc, thì mình có thời gian mình về đây, thứ nhất là niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để tu tập, thứ hai là một mình thực tập chưa đủ thì rủ thêm các bạn cùng tu tập với mình. Khi qúy vị có thực tập, khi qúy vị có ý nghĩ lập đạo tràng thì ý nghĩ giải thoát có luôn. Vì lúc đó, qúy vị đâu có bị ràng buộc nữa. Nếu khi qúy vị không bị ràng buộc nữa, thì qúy vị có thời gian đi tu tập.
Như hồi nãy Thầy nói đó, ‘Biệt biệt giải thoát’, ‘biệt biệt’ là từng phần, qúy vị để dành thời gian về tu tập thì lúc bấy giờ cái nghĩa an lạc và giải thoát đi đôi với nhau, thì cái giải thoát từng phần nghĩa là xả những ràng buộc ra. Lúc này, giải thoát mình có, mà giải thoát này không có cao xa. Mỗi khi mình thực tập, người nào có thực tập, người nào có niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, người nào có thực tập hơi thở vào, hơi thở ra buổi tối và buổi sáng như vậy thì lúc đó qúy vị đã được giải thoát bỏ bớt các ràng buộc đi. Lúc bấy giờ, đó là ‘Giải Thoát Từng Phần’, nghĩa là ‘có thực tập có giải thoát’, qúy vị đồng ý không?
Nếu mình nói cao xa thì đó là xa vời, nhưng mà người Phật tử chúng ta về hiện diện nơi đạo tràng, mình để dành thời gian, cùng tu với đại chúng, là mình đã giải thoát rồi đó.
Qúy vị nắm rõ chưa?
Mình bỏ xả hết những gì ràng buộc xung quanh, mình mới có thời gian mình về ngồi đây niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, mình chắp tay mình xá với nhau. Như vậy, trong quá trình mình thực tập ở đây là an lạc, giải thoát thấm nhuần thân tâm. Giữ và thực tập lời dạy nào an lạc và hạnh phúc lời dạy ấy. 
Do đó, xuyên qua nhớ Phật mà phát sinh ra thêm rất nhiều nghĩa.
      
6)  Giữ Chánh Niệm (thân+tâm=1)
Mình đưa ra thêm ý nghĩa quan trọng là khi thân mình xá thì tâm mình cũng xá.
Ngay cả có những Phật tử đi chùa mà nhiều khi xem Đức Phật như ông Thần vậy. Mình đưa tay xá xá lia lịa, thì mình không giữ chánh niệm và không có thực hành thì lúc đó mình muốn xá kiểu nào cũng được hết. Như vậy, thì không có ý nghĩa gì hết.
Còn khi mình tới đạo tràng, mình tới tu tập, mình tới gặp bạn đạo mà qúy vị xá như vậy thì có giữ chánh niệm. Do đó, thân mình xá thì tâm mình cũng xá.
Và giống như hồi nãy Thầy hướng dẫn rồi đó.
(Thân+tâm=1)
1 nghĩa là bình đẳng. Nó chỉ cho sự bình đẳng. Người kia Phật  thì mình cũng Phật. Người bạn Phật  và mình cũng Phật. Phật giáo ngay chỗ này qúy vị để ý xem.  Nếu qúy vị có học môn tôn giáo khác không nói chỗ này, chỉ có Phật Giáo nói ‘Phật và chúng sanh là một’, và điều này quan trọng lắm, qúy vị thấy chưa?
Khi mà người tu tập ngon lành và rủ các người khác tu tập nữa thì cuối cùng ai cũng an lạc như nhau hết thì đều bình đẳng như nhau.
Là Phật tử mình phải hiểu điều đó, nhiều khi mình tưởng ông ấy đi trước nên ông ấy là số 1 (number one), còn mình đi sau nên là số hai (number two) là không đúng. Ngay cả qúy Thầy, qúy Sư Cô, qúy Hòa Thượng cũng vậy người nào có thực tập thì người đó có an lạc và giải thoát. Pháp môn nào cũng vậy, khi nào qúy vị có thực tập, thì có an lạc, và qúy vị hiểu ngay lúc đó, an lạc và giải thoát đều có trong qúy vị. Cho nên, Thầy mới gọi là bình đẳng. Nếu có nhà Sư và Phật tử thì cũng đều bình đẳng như nhau. Bạn có Phật trong tâm, thì tôi cũng có Phật trong tâm (you have Budha in your heart; I also have Budha in my heart).
Qúy vị thấy đó, bạn có Phật trong tâm, thì tôi cũng có Phật trong tâm, và Phật ở đây nghĩa là an lạc và giải thoát trong từng phút từng giây lúc qúy vị thực tập .
Cho nên mình có thực tập, thì mình có an lạc và giải thoát.

7)  Chia Sẻ Tình Thương
Khi mà mình có hạnh phúc (happiness) rồi, thì mình có giữ bo bo không?
Cho nên, mình có an lạc rồi, mình muốn cho mọi người cũng được an lạc như mình. Trong gia đình mình có muốn con cái mình an lạc không? Mình muốn cho ông xã thương mình không? Trước khi ông ấy thương mình thì mình phải có an lạc. Mình mà có an lạc thì ông ấy thương mình nhiều lắm đó. Mà khi vợ chồng an lạc rồi thì khi ông ấy đi chùa rồi có an lạc là bà thương ông nhiều lắm đó. Khi cha mẹ có an lạc thì con cái cũng an lạc. Ngược lại, hoặc là khi con cái có an lạc thì cha mẹ cũng an lạc. Con cái sẽ thương Ba, thương Mẹ. Cho nên, khi đã có tình thương rồi, thì mình muốn san sẻ cho người thân, người thương và đặc biệt cho người bạn đạo của mình.  Do đó, mình muốn chia sẻ tình thương là nghĩa như vậy đó.

8) Lực Cản Lực
Lực của mình nghĩa là khi mình tới tu tập, thì từ bi mình có, an lạc mình có. Còn cản nghĩa là người kia không có tu tập mà mình là người có tu tập, thì khi mình xá xuống như vậy thì mình muốn năng lượng tình thương, từ bi cho người kia.  Ví dụ, có một người giận dữ, nói nặng với mình như thế nào đi nữa, nhưng mình lúc nào cũng thực hành chắp tay cung kính, khiêm nhường thì khi mình xá xuống thì lực từ bi của mình, đem tới cho người kia thì chắc chắn những sầu muộn, giận dữ của họ sẽ bớt dần, bớt dần.  Do đó, năng lượng từ bi mà mình có, thì sự hận thù của người kia càng giảm dần. Nhân đây, qúy vị chắp tay lại, đại chúng đọc theo Thầy bài kệ Pháp Cú:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có,
Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu.


Khi mình đã có từ bi rồi, có tình thương rồi , Lực Cản Lực có nghĩa là những hận thù của họ không thể nào xóa bỏ được, nhưng chỉ có từ bi, tình thương mới xóa bỏ được hận thù.
Qúy vị hãy tập những bài Pháp cú như vậy. Và qúy vị thực hành và hát những câu đơn giản như vậy để cho con cái trong gia đình thì rất hay.

9) Điều Thân
Đây là đi cùng với điều thứ sáu là giữ chánh niệm.
Thân và tâm đều đi đôi với nhau.

Và để khi nào có nhiều thì giờ Thầy sẽ giảng thêm, bây giờ Thầy dạy cho qúy vị những phần căn bản của bài Pháp thoại: “Ý Nghĩa Sự Chắp Tay”
        Nếu có người nào mà có hỏi thì khi nghe Pháp thoại này ở đây rồi, thì qúy vị sẽ tường trình bày lại vanh vách cho họ nghe. Lúc đó, qúy vị là Phật tử number one.
Đại chúng phát biểu cảm tưởng.


(Please click to watch movie)




Dharma Transcription


Pháp thoại: Vô Thường là phương pháp tu tập do thầyTrừng Sỹ giảng tại Chùa Cổ Lâm,  thành phố Seattle, tiểu bang Washington ngày 3 tháng 3 năm 2012.


Dharma talk: Impermanence is the method of cultivation offered by Thầy Trừng Sỹ at Cổ Lâm, Seattle City, Washington State on March 3, 2012.


Vô Thường là phương pháp tu tập


Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính thưa toàn thể hội chúng,


Trước khi chúng ta nói pháp và nghe pháp, lời nói đầu tiên của chúng con xin gửi đến kính chúc Hoà thượng Viện Chủ và chư Tôn Đức Tăng Ni nơi đây, và đại diện đạo tràng, có mặt nơi đây sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính thưa qúy vị,


Buổi làm việc hôm nay, chúng ta nói pháp và nghe pháp, đề tài hôm nay xin trình bày đến qúy vị đã viết trên bảnVô Thường là phương pháp tu tập”



Đề tài thuyết trình cho qúy vị là đề tài “Vô Thường”, thời gian chúng ta có khoảng là 1 tiếng và để dành năm phút ban đầu qúy vị có thắc mắc gì về đề tài này thì nói ra. Sau đó trình bày thêm cho qúy vị để hiểu thêm sau đó cuối cùng để cho qúy vị thêm 10 phút nếu qúy vị có thắc mắc và trở ngại thì qúy vị hỏi lại. Đó là phương pháp tu và học là như thế đó.
Và phương pháp làm việc là để 5 phút cho qúy vị có thắc mắc gì về đề tài Vô Thường, việc làm thứ hai là sau đó Sư chú này trình bày cho qúy vị về thế nào là Vô thường. Việc làm thứ ba, là cuối cùng khoảng 10 phút cho qúy vị đặt nghi vấn cho buổi thuyết trình hôm nay. Cách làm việc của chúng ta là như vậy đó, qúy vị đồng ý không?


Dạ, Nam Mô A Di Đà Phật!
Hôm nay, giống như lớp học vừa tu và vừa học, lúc nào tu thì tụng kinh, lúc nào học cũng học kinh để hiểu pháp. Đề tài thuyết trình hôm nay là đề tài: “Vô Thường.”
Hôm nay là ngày Thứ Bảy, ngày 3 tháng 3 năm 2012, xin thuyết trình và cống hiến qúy vị về đề tài: “Vô Thường là phương pháp tu học.”
Bây giờ qúy vị hiểu thế nào là vô thường, trong chúng ta có ý kiến nhỏ có cơ hội để phát biểu. Qúy vị cứ nói vô thường nhưng qúy vị phải hiểu Vô thường là như thế nào?


(Phần góp ý của các Phật tử trong Đạo Tràng Chùa Cổ Lâm)

++++++++++++++++++++++++++++

Xin trình bày với qúy vị, trước nhất mỗi vị trong chúng ta trình bày đều đúng, không ai là không trúng.
Vô tức là không, Thường là hằng (luôn luôn trôi chảy), cái gì mà luôn luôn trôi chảy, không đứng yên 1 chỗ thì gọi là Vô thường.
Theo định nghĩa:
Define:
Vô thường: Tiếng Anh: Impermanence,
Tiếng Hán Cổ:無常, tiếng phổ thông: wúcháng, tiếng Sanskrit: anitya; và tiếng Pali là anicca; tiếng Nhật-Japanese là mujō.
Những ngôn ngữ này đều nói là Vô thường.
Vô: là không, thường là hằng, cái gì đều trôi chảy, không thường hằng thì gọi là Vô thường.
Có nhiều triết gia xưa và nay cả trước đây hơn 2000 năm cũng có định nghĩa chữ Vô thường và có 2 triết gia nổi tiếng nhất và chúng ta lấy 1 triết phương Tây và 1 triết gia phương Đông.


Triết gia phương Tây thì mình đại diện cho Ông triết gia Hy Lạp, Greek philosopher, Heraclitus ,  535 – c. 475 BCE, born in the sixth century BCE.

Không ai tắm hay lội 2 lần trong 1 dòng sông
Nobody can step or bathe twice in the same river
Theo triết gia phương Tây: Mọi vật luôn luôn thay đổi.
Nothing stands, everything is changing and flowing.
Các Pháp luôn luôn thay đổi và luôn luôn trôi chảy (flowing).
Đó là triết gia phương Tây nói như vậy đó.


Còn triết gia phương Đông là Lão Tử, ở thế kỷ thứ tư, và nói rằng:
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ?”  (Mọi vật trên thế gian này lúc nào cũng trôi chảy như thế này ư?)
Đây là hai triết gia, 1 là đại diện cho phương Tây và 1 là đại diện cho phương Đông.
Vậy nghĩa vô thường này chỉ là hai khái niệm thôi.
Những triết gia này đã hơn 2000 năm nay chỉ nói Vô thường là khái niệm thôi.
Nãy giờ mình nói là hai triết gia, 1 là đại diện cho phương Tây và 1 là đại diện cho phương Đông.


Còn bây giờ, qúy vị biết Đức Phật nói thế nào không?
Đó là Vô thường và cái thứ hai là Vô thường là nguyên tắc của sự sống.
Bây giờ qúy vị hãy xem Phật giáo nói “Vô thường là nguyên tắc của sự sống” thì rất là tích cực.

Qúy vị thấy mình gieo hạt giống xuống đất, khoảng thời gian thì ra cây bắp rồi ra trái bắp. Rồi mình sinh ra đứa bé, 1 đứa con nếu là con trai thì thành cậu thanh niên, con gái thì thành cô thiếu nữ. Theo Phật giáo thì nhờ Vô thường, luôn luôn thay đổi thì mình mới gieo hạt bắp, 1 thời gian mình có trái bắp, cây bắp.

Nhờ vô thường thì em bé trở thành cô thiếu nữ thật đẹp, em bé thành cậu thanh niên khôi ngô tuấn tú. Còn nếu không có Vô thường thì chúng ta chỉ đứng yên 1 chỗ thôi à. Qúy vị đồng ý không?

Nhờ Vô thường nên chúng ta lúc nào cũng thay đổi từ là 1 em bé nay thành cô gái, thiếu nữ, chàng trai thì mới có sự sống. Còn nếu không có Vô thường chúng ta có thể thành người biết tu tập tích cực không?
Nếu nguyên tắc Vô thường là 1 khái niệm thì ai định nghĩa cũng được hết. Nếu biết được Vô thường thì mấy năm trước mình thấy mình là cô thiếu nữ, 1 chàng thanh niên…
Qúy vị thấy không? Vô thường đây là nguyên tắc sống, nhờ cái đó mình mới có sự sống của mình đó.
Bây giờ cái thứ ba, Vô thường là một phương pháp tu học.
Như mình là người Phật tử, mà khi sanh ra không có duyên để tiếp xúc Phật pháp, giáo pháp, tiếp xúc với chư Tăng, và nơi chùa chiền và đạo tràng tu học.
Như vậy, chúng ta có biết được “Vô thường là một phương pháp tu học” không qúy vị?
Thì chúng ta không bao giờ biết, mà người Phật tử, có tu có học về giáo lý, tụng kinh niệm Phật thì mình có phương pháp để mà thực hành. Qúy vị đồng ý không?
Nếu qúy vị mà không có hiểu được phần này, thì ai nói cũng giống nhau thôi à.  Đời là vô thường, hay mọi thứ đều là vô thường. Ai nói cũng như nhau, nhưng cái hay là Phật tử của mình có tu có học, có tỉnh thức,  có hiểu giáo lý đức Phật cho nên mình biết được khi mình 1 tuổi, rồi 5 tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi, và biết là Vô thường là nguyên tắc của sự sống. Qúy vị đồng ý không?
        Người mà có tu có học, có tiếp xúc được chư Tăng, tiếp xúc được ánh sáng của đức Thế Tôn. Thì lúc đó, chúng ta biết được “Vô thường là một phương pháp tu học”.
Còn nếu qúy vị không biết được Vô thường thì qúy vị ngồi đây làm chi? Cho nên qúy vị hiểu được giáo pháp như vậy thì mình vận dụng thời gian mình về chùa nghe pháp tụng kinh và tu học. Lúc bây giờ, “Vô thường là một phương pháp tu học” và tại sao là một phương pháp tu học?


Là người Phật tử có tu học thì mình mới biết tu học, biết về nơi đây là nơi chốn tu học. Mình là người tỉnh thức mình biết giáo pháp của đức Thế Tôn, nên mình biết về chùa tu tập. Nếu mình nói “everything is changing, mọi vật đều vô thường”, và ai nói cũng được hết mà người ta cũng như bao nhiêu người khác không hiểu gì hết, sống rồi ra đi cũng giống nhau. Nhưng người Phật tử có tu học, có hiểu giáo pháp của đức Phật, hiểu được lời dạy của chư Tăng, hiểu được ánh sáng của đức Thế Tôn thì qúy vị mới về đây, tụ tập đạo tràng nơi đây, tu Bát quan trai nơi đây, khi chúng ta hiểu được như vậy thì mới hiểu biết “Vô thường là một phương pháp tu học”, qúy vị đồng ý không?
Nếu không nghĩ đó là phương pháp tu học thì qúy vị đâu cố gắng về đây tu tập. Vì mình biết Vô thường thì mình tận dụng thời gian để tu và lúc này Vô thường là một phương pháp.
Còn ai cũng hiểu đời là vô thường, nhưng nếu mà mình không biết tu tập, tiếp xúc được giáo pháp của đức Phật, không gần gũi được chư Tăng. Không có gần gũi được đạo tràng tu học và gần gũi ánh sáng của đức Thế Tôn. Lúc bấy giờ thì mọi người đều giống nhau, mỗi chúng ta là một người tỉnh thức. Mỗi chúng ta sẽ là người giác ngộ, Đức Phật là Người đã Giác ngộ, chúng ta là những người, những chúng sinh sẽ và đang, đang và sẽ giác ngộ từng phần, từng giai đoạn, từng phần, từng phần. 
Qúy vị hiểu hết chưa? Mình phải hiểu mỗi chúng ta đều có giác ngộ, không ít thì nhiều, nhưng mà giác ngộ của mỗi chúng ta là giác ngộ từng phần, từng phần (step by step).  Qúy vị đồng ý không? Khi mà giác ngộ tới, cái hiểu của chúng ta tới, cái phương pháp tu tập của chúng ta tới, cái hành trì của chúng ta tới thì ánh sáng đó tới thì bóng tối đó sẽ đi.  Cái hiểu, cái giáo pháp đó có, thì cái mà chúng ta không hiểu biết sẽ đi.  Đó là giác ngộ của chúng ta, nhờ tiếp xúc được với chư Tăng, thì cái giáo pháp của đức Phật chúng ta càng ngày càng hiểu và mình cứ thực tập như vậy đó, thì mỗi chúng ta đều có hạt giống giác ngộ, đều có tỉnh thức. Qúy vị đồng ý không?
Chứ mà qúy vị cứ nói thao thao, mà qúy vị không gần gũi được đạo tràng tu học, không có gần gũi được giáo pháp thì qúy vị đâu hiểu được Vô thường là gì? Và “Vô thường là một phương pháp tu học”, qúy vị đồng ý không?
Khi biết là phương pháp tu học, nên  qúy vị mới đến tụ tập nơi đây và mới gắng tu học, vì tuổi càng ngày càng thay đổi, thì mình vận dụng cái đó để tu học.
 Đó nguyên tắc thứ ba, Vô thường là một phương pháp tu học, qúy vị đồng ý chưa?
Bây giờ, như qúy vị nói về pháp thì thành, trụ, hoại, không.
Bây giờ, nói con người thì sao? Đó là sinh, già, bịnh, chết, và đây là vô thường mà mình đang học.
Sinh có vô thường không? nếu nói về con người thì sinh, già bịnh, chết. Sinh có vô thường, nếu mình sinh ra nếu không vô thường thì sao đứa bé nhỏ (baby) thành em bé, thành cậu bé, thì vô thường không?
Nếu khi mình tiếp xúc, mình hiểu rõ đời sống của mình. Đó là nói sinh, còn già có vô thường không? Qúy vị ai cũng để trong phòng bức ảnh mình lúc 18, 20 tuổi, để trong fòng trước mặt mình mỗi sáng thức dậy đều nhìn và hỏi Bạn là ai? Who are you?
Các cô, các cậu, các chú cũng để bức tranh và tự hỏi, cách nay khoảng 40 năm nữa thì tôi không phải là như vậy đâu?
Mình thấy và làm bức ảnh rất đẹp để trước mặt mình trong phòng. Rồi mình sẽ nói “Ông coi nè cách đây 45 năm tôi như vậy đó? Ông thấy khác liền đó.” Qúy vị đồng ý không?
Rồi ông nhà sẽ nói: “Bà nói vậy chứ cách đây 40, 45 năm thì khác, còn bây giờ hỏi bà sao, nhìn bà 2 cái khác hay giống.”
Qúy thấy không, khi mình so ra thì cách đây 45 năm, thì mỗi sáng qúy vị thức dậy, thì qúy vị chải đầu, sinh hoạt cá nhân xong thì sẽ ngồi thiền, ngồi niệm Phật, xong khi tỉnh táo, mở mắt ra qúy vị sẽ nhìn rồi qúy vị nói “trời cách đây 40, 45 năm má như vậy đó con, trẻ và đẹp.” Nhưng để ông xã, con đi rồi mình mới để trước mặt thì hiện tại thì sao, hai cái khác nhau. Nhưng người mình là người có tu học, có hiểu biết thì mình sẽ nghĩ hôm nay mình không còn trẻ như năm xưa, và hiểu là vô thường. Qúy vị đồng ý không?


Nhờ có vô thường thì mình mới thấy mình già, thì lúc đó mình mới cố gắng nghe Sư Ông, khi Ôn nói "tuần tới có khoá tu, hay tuần sau có khoá tu" thì khi mình là người tỉnh thức, mình nghe có khoá tu học thì mình về chùa liền.
Xin hỏi qúy vị là tại sao mình đi liền?
Vì bây giờ mình còn khỏe, bước 1 bước được thêm bước nữa được. Bây giờ 24 giờ lo cho gia đình rồi, sắp xếp thì giờ, lo cho tụi nhỏ 6 tiếng, dồn lại 12 tiếng, mỗi ngày để dành cho tui 1 tiếng để mỗi tuần tui lên chùa tui tu. Qúy vị đồng ý chưa? Qúy vị phải làm bài toán như vậy đó. Mỗi ngày tui sống với ông là 3, 4 tiếng rồi, tui sống với con cái là 2, 3 tiếng, tui nấu ăn cho nó, tui làm đủ thứ hết, tui quét dọn hết rồi.  Bây giơ tui đi làm ở ngoài 6 tiếng, qúy vị thấy chưa? Ông phải nhớ buổi sáng dành cho tui nửa tiếng, buổi chiều dành cho tui nửa tiếng. Bây giờ tui dành thời gian tu tập cho tui rồi, cách đây 45 năm là tui không phải là như ri, thấy hình như này, vậy tui biết tui không còn giống như trước nữa. Bây giờ tui tỉnh thức nên tui cố gắng tu tập. Tui cố gắng về chùa tu học, nghe Sư Ông, Ôn mà tổ chức khoá tu mỗi tháng mỗi kỳ thì dù ông hay mấy đứa con nói gì thì nói, tui sắp xếp thời gian, Má sắp xếp thời gian về chùa để tu đó. Bây giờ tui về chùa cố gắng tu tập. Nếu tu tập tốt tui độ cho ông nữa nha. Những người không tỉnh thức thì đi shopping, hay đi tiếp bạn bè hay nói chuyện này chuyện kia. Nhưng người có tỉnh thức thì đi về chùa nghe chư Tăng giảng dạy nói pháp, tiếp xúc giáo pháp đức Phật, cái quan trọng là qúy vị gần gũi với nhau. Cộng đồng tu tập là như vậy đó. Các qúy vị nhớ, vì khi ở nhà tu tập, nếu mình đã dặn với mình là mình sẽ đang ngồi thiền 15 phút, rồi nhìn qua nhìn lại không có ai hết, thôi mình ngồi 5 phút thôi. Qúy vị đồng ý không?
Còn nếu bây giờ, một đạo tràng tu học có bàn bè, có thầy, có những nụ cười, cùng với nhau như vậy đó, thì mình thấy. Khi nghe Sư Ông, chư Tăng nói khoảng 1 tiếng, mà sao chỉ 15 phút mình đã muốn dừng mình coi có giống ai không? Nhờ cái cộng đồng người ta quy định thời gian là 1 tiếng, 1 tiếng rưỡi thì bấy giờ mình phải cố gắng. Không được giống như ban nãy ở nhà nghe chưa, người ta 1 tiếng thì ít nhất mình cũng được 45, hay 50 phút. Hoặc người ta 1 tiếng thì mình cũng làm được. Qúy vị đồng ý không?
Chính vì vậy, cộng đồng tu tập là nương tựa người này, nương tựa người kia với nhau. Sống có tập thể có người này người kia. Lúc bấy giờ mình mới cố gắng tu tập, khi nói 1 tiếng, 1 tiếng rưỡi người ta hành trì thì mình cũng làm được. Nhờ năng lượng của sự tu tập như vậy mình cũng theo với nhau nhịp nhàng. Qúy vị đồng ý không?
Chứ còn khi buỏi sáng ở nhà qúy vị, khi nói đến nữa tiếng, nhưng khi bị tê chân hay nghe cái gì kêu thì qúy vị nói thôi 5 phút cũng được để nghe có tiếng gì…
Vậy chúng ta phải biết cộng đồng tu tập là như vậy đó, nghe Sư Ông, nghe chư Tăng mình tổ chức khoá tu, thì chúng ta rủ nhau, rủ bạn, người thân, người thương trong gia đình, về cùng nhau tu tập. Vì chúng ta hiểu rằng cách đây 40, 45 năm mình có chừng 30 tuổi mà bữa nay thêm 50 mươi năm mình đã 80 rồi, mình chỉ còn 20 năm nữa thôi thì mình cũng gắng bước đi. Qúy vị cứ cho là 100 tuổi tròn đi, thì mình sống không có khoẻ như trước, mình biết đời sống vô thường thì mình làm toán cộng lại tôi sống với ông ít nhất 10 năm, còn bây giờ chỉ còn 20 năm thì để tui bước được bước nào tui bước chứ. Qúy vị thấy không, bởi vậy khi nghe tổ chức khoá tu học ở chùa Cổ Lâm là chúng ta gắng sắp xếp thời gian đến chùa, gắng tu tập thì đời sống tâm linh của qúy vị được vun trồng được chừng nào hay chừng nấy. Thì đời sống qúy vị sẽ được an lạc lắm. Để chút nữa nói chỗ đó thêm cho qúy vị hiểu thêm. Qúy vị đồng ý không?
Chứ người không học giáo pháp, không tỉnh thức thì họ cũng nói là “Má bây giờ 60 rồi ít năm nữa Má 65, 70, rồi lần lần sẽ ra đi.” Cứ nói như vậy rồi ra đi mà mình không vun trồng được hạt giống tâm linh, thì khi vô thường đến bất ngờ bất cứ lúc nào, rồi mình cũng phải đi. Như người Hán người ta có câu :
“Chớ  đợi tuổi già mới học Phật
Mồ hoang lắm kẻ tuổi thanh xuân”
Qúy vị thấy trên bàn thờ hương linh có nhiều người trẻ, những người đang sinh ra, có người vừa mới sinh mà nếu chúng ta không vun trồng hạt giống tâm linh, không có tu tập, không có tư lương, thì vô thường đến đưa chúng ta đi bất cứ lúc nào.


Qúy vị hiểu 2 câu này chưa tức là vô thường tới dù là 1 tuổi, dù là 2 tuổi, dù còn nằm trong bụng mẹ, nằm trong trứng nước, dù là 50 tuổi, hay 70 tuổi, 80 tuổi, 100 tuổi thậm chí hơn 100 tuổi.
Một hơi thở ra mà không có hơi thở vào là sleep well. Qúy vị đồng ý không?
Để kể 1 câu chuyện có liên quan chuyện này thời đức Phật tại thế trong Kinh 42 Chương, Đức Phật hỏi “Đời người là như thế nào?”, người này giải thích như thế này, người giải thích như thế kia, nhưng cuối cùng có 1 vị tỳ kheo, vị Thầy mới nói : “Bạch Đức Thế Tôn! Đời người là một hơi thở ra mà không hít vào là sleep well. Mình nói cho đẹp Vô thường là một phương pháp tu học, tức là một hơi thở ra mà không có hơi thở vào thì Má hay Ba bye bye các con nha, hay bà ở lại tui đi nha bà. Và nếu mình là người tỉnh thức thì mình cũng nói, thôi chút tui cũng đi. 
Một hơi thở ra mà không có hơi thở vào là mình đi rồi đó, vì vậy Đức Phật nói với vị Tỳ kheo ‘vậy là con đã ngộ đạo rồi đó’. Vậy đạo tràng này, chúng ta cũng hiểu đươc lời dạy của đức Phật rồi đó. Có nghĩa là "Một hơi thở vào mà không có hơi thở ra là chúng ta sleep well."

Cho nên Đức Phật nói “các con đã ngộ đạo rồi đó”, và mỗi chúng ta đã ngộ đạo rồi đó.  Qúy vị đồng ý không?
Nhưng người Phật tử mình hiểu như vậy rồi, nhưng mình phải đi vượt trên cái đó nữa. Nói thêm cho qúy vị nghe vì sao người Phật tử có học Phật, hiểu pháp thì mình phải nên vượt trên điều đó nữa, qúy vị đọc theo nha:
Dù cuộc đời vô thường
Dù sanh lão bịnh tử
Con có đường đi rồi
Không còn lo sợ nữa.

Though our life is impermanent,
Despite birth, old age, disease and death,
We who have already had the peaceful way,
Do not have worry and fear any longer.
(TNH)



Hai câu sau qúy vị phải nhấn mạnh, vì 2 câu đầu mình mới hiểu thôi, nhưng người có học Phật, có tỉnh thức mà thì 2 câu sau mình phải nhấn mạnh hơn.  Qúy vị đồng ý không?
Qúy vị nói vì sao con có đường đi rồi. Qúy vị phải hiểu là đường gì, đường tu tập, đúng rồi trước sau ai cũng đi. Nhưng khi cmình còn hơi thở vào, ra, lúc đó mình còn sức khỏe, cho nên con có đường đi rồi nghĩa là nơi nào có tu tập, có đạo tràng có tổ chức khoá tu, nơi nào có tụng kinh niệm Phật thì mình cố gắng. Ba má đi, hay má ba đi hôm nay, con đi bữa khác v.v… Khi tu tập thì mỗi bước đi là mỗi bước đi an lạc. Cho nên khi mình có phương pháp tu, phương pháp học.
Có nghĩa là khi sáng, khi tối, nếu mình định hỏi ba hay chị tính làm gì, thì mình chỉ niệm Phật. Qúy vị đồng ý không?
Cho nên con có đường đi rồi và hay là chỗ đó đó, qúy vị đồng ý không?
Con có đường đi rồi là con có hành trì, mình làm gì thì làm mới bữa trước, mình mới 25 tuổi mình còn trẻ, còn khoẻ, cho nên nghe nói là mình còn đi mạnh mình cố gắng tu tập càng ngon lành. Thay vì mấy vị mới ngồi một chút đã bị khòm, mệt, còn mình mới 35 tuồi thôi hay vừa mới 30 tuổi thôi thì được ai khòm thì khòm nhưng tui chưa có khòm. Cho nên mình còn trẻ mình còn khỏe mình ngồi lâu hơn, biết niệm Phật, qúy vị đồng ý không?
Con có đường đi rồi, khi mà qúy vị có đường đi rồi có phương pháp niệm Phật, phương pháp tu trì thì con có đường đi rồi thì vô thường có đến, ta còn sợ gì nữa không? Không sợ nữa. Hay lắm.
Mình là người tỉnh thức, có học Phật, có hiểu giáo pháp của đức Thế Tôn, của Đức Phật thì lúc bấy gìờ vô thường có đến thì ‘con có đường đi rồi, không còn lo sợ nữa’ qúy vị đồng ý không?
Cho nên vô thường có tới thì chúng ta có đủ tư lương, có đủ hành trang, cho nên vô thường có đến lúc nào đi nữa thì chúng ta khăn gánh, đầy đủ, lên đường liền.


Khi người có tỉnh thức, thì khi vô thường tới thì mình cũng có hẹn đó nha, khi tu ngon lành thì mình nói ‘thôi còn một số việc nữa, còn 2, 3 bữa nữa tôi đi rồi.’ Rồi mình sắp sửa, sắp xếp đi nhẹ nhàng, giao việc cho người này, cho người kia. Phần này của ông này, phần này của đứa nhỏ nha, phần này của đứa lớn nha, của đứa nhỏ nha, trước khi đi mình chia đều hết. Mình có học Phật có tỉnh thức rồi mình chia ra đầy đủ hết. Phần này của bé Ba nè, phần này của bé Tư nè. Khi má hay ba đi nhớ đừng giành nhau nha con. Lúc đó mình thoải mái nhẹ nhàng, khi đó “Con có đường đi rồi, không còn lo sợ nữa”.
Thì đó vô thường có đến cần thì chúng ta đi, sống bao nhiêu năm rồi, tiếp xúc giáo pháp của Đức Thế Tôn, nên mỗi hàng ngày, hàng tuần tu tập như vậy, thì vô thường có đến thì chúng ta nhẹ nhàng thoải mái ra đi, qúy vị đồng ý không?
Còn người không có tư lương, hành trang trong cuộc sống đó, thì lúc bấy giờ ra đi thì khuôn mặt họ không tỉnh táo và lo âu. Còn người mà có tu tập, thì khi ra đi rất là tươi vui, rất an lạc. Qúy vị nắm được chỗ này không? Khi vô thường đến người có tu tập thì rất nhẹ nhàng, vì đâu có ai sống mãi năm này qua năm kia, đâu ai sống mãi 100 năm này qua 100 năm kia. Chỉ khoảng mỗi 100 năm, 120 năm là từ từ bye bye thôi. Qúy vị thấy đó, người mà có tu hành có tu tập thì dù vô thường có đến bất cứ lúc nào đi nữa cũng nhẹ nhàng ra đi.
Qúy vị đồng ý chưa? Hay lắm.
Ví dụ, qúy vị còn khoẻ còn thoải mái như vậy nè, thay vì để thời gian tu học, để thời gian về chùa, gần ánh sáng nơi đạo tràng, trang nghiêm mình gần bạn bè vậy nè, thay vì vào chùa mình lại để thời gian ở nhà mình coi cái này mình coi cái kia, tán gẫu, hoặc đi shopping này kia, thời gian nào mình đi cũng không sao hết, nhưng thời gian nào mình nghe nơi đạo tràng Cổ Lâm tu học, thì chúng ta tranh thủ đi tu học để gần gũi chư Tăng nghe được đạo pháp, thì lúc bấy giờ vô thường, có tới đi nữa thì qúy vị cũng rất nhẹ nhàng. Ra đi thoải mái nhẹ nhàng, đi trong tỉnh thức, trước khi đi là người tỉnh thức thì qúy vị dặn cái này chỗ này, cái này chỗ kia v.v… Cái này chia cho đứa nhỏ đứa lớn đâu vào đó rồi. Thì khi vô thường có đến thì qúy vị không có sợ hãi. Không có gì lo lắng đến, nếu qúy vị không nắm được chỗ này thì rất là trở ngại không hiểu rõ. Dù là trong trứng nước, dù là trong tế bào cũng ra đi. Cho nên người tỉnh thức thì vận dụng sức khoẻ còn lại, bước chân đi còn lại để cố gắng tu tập, qúy vị thấy không?
Cho nên mình hiểu được như vậy thì mình rất là an lạc. Vô thường là vậy đó, bây giờ nói thêm qúy vị nghe.  Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cái này có vô thường không? Mắt có vô thường không? Nói chứng minh cho chúng ta luôn cách đây nhiều năm khi mình còn trẻ, còn khoẻ, thì mắt xa xa chúng ta thấy trái cây đằng kia mấy trái mình tính không sai trái nào hết đó, nhưng mà bây giờ cách 45 năm lúc đó mới 25 tuổi thì bây giờ 70 thì khi để trái cây xa xa, thì ta không biết mấy trái. Cho nên cái vô thường này là mình biết mắt là vô thường không còn sáng như trước nữa, kém dần, mình hiểu được kém dần thì lúc này mắt mình còn sáng còn đọc được kinh: Kinh A Di Đà, Kinh Thủy Sám, Phổ Môn, mắt mình còn đọc được, cho nên mình cố gắng cùng đại chúng, cùng chư Tăng đọc như thế nào thì mình đọc theo như thế nấy, qúy bạn mình đọc như thế nào thì mình đọc như thế nấy. Nếu mà đọc Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát thì mình đọc được theo vì mắt mình còn sáng. Mình biết cách đây 45 năm, nhưng vì vô thường thì khi mình 70 rồi thì mắt mình không còn rõ nhưng mình vẫn còn thấy được kinh thì mình cố gắng tu tập thời gian này. Mắt mình đủ sáng thì mình thấy kinh mình đọc theo, bây giờ Vô thường là một phương pháp tu học, qúy vị đồng ý không?
Phải hiểu như vậy đó, bây giờ tới tai nè, tai có vô thường không, nói chi tiết về con người luôn, tai hồi trước cách đây mấy chục năm dù ai nói nhỏ nhỏ mà tai nghe hết đó. Nhưng bây giờ lớn rồi cũng khoảng 60, 70 tuổi rồi, nhưng ai nói gì thay vì mình cũng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, nhưng là người tu học mình nghe chánh pháp, nhưng ví dụ có người nói ‘hôm qua để đồ hình như chị này lấy hay sao đó?’ thì tai mình nghe liền, như vậy mình đừng nghe, mà đạo tràng đại chúng mình nên nghe đang tụng kinh niệm Phật như vậy đó. Khi đại chúng tụng câu nào mình nghe tụng theo câu ấy nghe như vậy mới có ý nghĩa.
Qúy vị thấy không? Khi nào nghe ai mà nói nặng thì sao? Người ta đọc phần trước, mình học cái phần sau. Đó là ông đi trước tui đi sau. Đó là đọc trước tai không nghe rõ, nhưng biết vận dụng tai còn rõ thì ai tụng gì thì mình tụng theo. Thì mình biết tai là vô thường là như vậy đó.
Bây giờ mũi thì sao, mũi cũng vô thường, đến khi 70 tuổi thì mũi cũng vô thường, không còn đẹp như mình nhìn vào bức tranh còn trẻ nữa. Khi xưa mình để mũi mình hít mùi khác, bây giờ mình để mùi hít giáo pháp. Nghe được, mình hiểu, nếm được giáo pháp thì mình cố gắng tu tập.
Bây giờ lưỡi cũng vậy, nó cũng là vô thường, cho nên ai nói gì thì nói. Còn lưỡi mình nếm được vị ngọt của giáo pháp. Mình phải hiểu vấn đề đó, mình hiểu được giáo pháp.
Cái vị chư tôn đức, các vị đồng tu của mình nói ra cái gì mà mình nếm được pháp lạc thì gọi là nếm pháp lạc. Mình biết lưỡi mình ăn uống vẫn còn ngon lành nhưng nếu là người tu, thì mình nếm được pháp lạc.
Bây giờ đến thân, nói chi tiết cho qúy vị thấy nha.
Một tuổi rồi thành cô cậu thanh niên 25 tuổi, thời gian nữa có con, có cháu thì 50 tuổi rồi ít lâu sau đến 75 tuổi, rồi 100 tuổi thân thành vô thường. Người ta gọi là changing, ta cũng thấy lúc nào cũng thay đổi.



 
 
Một tuổi rồi vài 30 năm sau, nhìn qua nhìn lại ai cũng còn trẻ hết, mình biết thân mình vô thường như vậy đó thì mình sẽ cố gắng tu tập khi mình còn trẻ còn khoẻ còn tụng kinh niệm Phật, còn thấy được chữ chừng nào thì qúy vị phải cố gắng niệm Phật được, cố gắng mỗi bước đi của chúng ta là mỗi bước đi an lạc.
Mắt thấy, tai nghe, lưỡi nếm được pháp lạc, qúy vị thực hành được như vậy, chúng ta tận dụng được như vậy, chúng ta cố gắng tu tập, thì trong quá trình mình hiểu được giai đoạn như vậy thì từ một đến 25 hoặc từ 1 đến 50 hiểu được giáo pháp Đức Phật. Có người thậm chí tới 70, 75 năm mới tiếp xúc được giáo pháp đức Phật. Vậy khoảng thời gian còn lại, thì mình cố gắng tu học vì mình còn khoẻ. Nếu người nào mới sinh ra có môi trường tốt tiếp xúc được giáo pháp của đức Phật, thì hạnh phúc cho người đó. Còn có những người đâu có ai là sinh ra được trong môi trường tốt, nếu mình không có biết giáo pháp của đức Phật, thì sinh ra ở được xứ giàu sang, sinh ra nơi tốt mà qúy vị không có chùa chiền, không có chư Tăng, không có ánh sáng của đức Phật thì bấy giờ, người ta sẽ rỉ tai và dụ qúy vị thì lúc bấy giờ qúy vị sẽ bỏ đạo của mình, qúy vị đồng ý không? Cái môi trường mà chúng ta không gieo hạt giống thì chúng ta không cố gắng vun trồng, thì sinh ra đời sau thiếu phước, sinh ra những nơi biên địa, không gặp được chư Tăng, chùa chiền, sinh ra nơi đó gặp những tôn giáo khác bắt theo thì mình từ từ bạn bè rủ mình, thì mình bỏ đạo Tổ Tiên của mình, đạo Ông Bà của mình. Nhưng người Phật tử hiểu được giáo pháp của Đức Phật, chúng ta cố gắng làm gì thì làm, chúng ta luôn cố gắng Tam Bảo là quan trọng nhất. Hiểu được thì không bao giờ bỏ, như bữa trước nói “dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân (Phật, Pháp, Tăng)”.

Mình hiểu được như vậy thì mình có đủ duyên mình tiếp xúc được giáo pháp đức Phật, 50 tuổi hoặc 55 tuổi, 75 tuổi mình nghe hiểu pháp được rồi. Nhưng những bạn trẻ ở tuổi này mình cố gắng thì qúy vị cứ chú ý xem. Những người mà gieo hạt giống phước điền, người ta gieo trồng sớm thì người ta có hoa quả sớm. Còn mình có duyên gieo trồng trễ, thì lúc bấy giờ hoa quả phải trễ mà thôi. Ví dụ, mình nói trời ơi tui mới đi chùa hai năm nay mà tui tu gắt củ kiệu mà không thấy gì hết. Hai năm nay tui hiểu giáo pháp của đức Phật rồi đó chớ, mà tui chưa nắm bắt được cái gì cả. Nếu qúy vị nói như vậy thì chưa hiểu được Phật pháp lắm, những người nào chưa tiếp xúc giáo pháp lắm, thì lúc còn trẻ còn khỏe, thì người ta đủ duyên sẽ gặp những điều lành, dữ thời đưa đi. Lúc nào người ta có tu tập thì năng lượng tâm linh của người ta cũng có. Cho nên thỉnh thoảng mình không hiểu, thì nhiều khi có người nói thỉnh thoảng tôi cũng đi chùa nhưng mà sao tui gặp những điều không hay. Nếu nói như vậy là chưa hiểu được giáo pháp của Đức Phật.  Như vậy, qúy vị cố gắng tận dụng thời gian còn lại, mỗi bước chân qúy vị còn khoẻ nè, mỗi cái tay qúy vị cầm được kinh nè, mỗi cái mắt còn khoẻ qúy vị còn nhìn được dòng chữ kinh. Mỗi lời các bạn tụng mình tụng theo kịp, thì mình vận dụng thời gian cùng với gia đình, với bạn bè, với chư Tăng để tu tập, thì khi vô thường đến mình cũng an lạc ra đi. Khi mình biết được vô thường và luôn luôn chuyển biến thì chúng ta cố gắng tu tập. Hiểu được như vậy thì qúy vị rất là an vui.
Qúy vị đọc theo một bài kệ nữa:
“Ngày nay đã qua,
Đời sống ngắn lại,
Hãy nhìn cho kỹ,
Ta đã làm gì?
[Đại chúng, hãy cùng nhau tinh tấn,
Thực tập hết lòng,
Sống cho sâu sắc và thảnh thơi,]
Đại chúng, hãy tinh cần, tinh tấn,
Như lửa cứu đầu
Hãy nhớ vô thường,
Đừng để tháng ngày,
Trôi đi oan uổng"
 Today passed,
Our life shortens,
Look at it carefully,
What did we do?
The great assembly, make an effort together,
[Practice the Buddha’s teachings wholeheartedly,]
Like fire on the head,
Live deeply and relaxedly,
Remember impermanence,
Do not let months and days
Elapse uselessly.”
(Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2004, tr. 223.)
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trước khi dứt lời một lần nữa chúng con kính chúc Hoà Thượng Viện Chủ và các Chư Tôn Đức Tăng ni, và đại chúng sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc và đem năng lượng hôm nay và ngày mai cho chính mình và người thân người thương trong gia đình của chúng ta.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Thích Trừng Sỹ