Thầy Trừng Sỹ giảng về “Phật Tử”, tại Chùa Tịnh Quang, Ohio.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Qúy vị nghe 3 tiếng chuông rồi đọc theo Thầy
nha:
“Nghe tiếng chuông
Phiền não nhẹ,
Trí huệ lớn
Bồ đề sanh,
Lìa địa ngục
Thoát hầm lửa
Nguyện thành Phật,
Độ chúng sanh”
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mời qúy vị bắt đầu nghe Pháp.
Qúy vị nghe bài kệ trên thấy hay không?
Thì lúc nào cũng vậy khi mà mình làm việc
gì đó, nhưng khi nghe tiếng chuông rồi đó, bất cứ ở đâu cũng vậy, thì mình chắp tay lại đọc bài kệ đó. Khi nào Thầy sẽ nhắc cho qúy vị
quen và thuộc luôn.
“Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ” nghĩa là
trong lòng mình nhẹ. “Trí huệ lớn, Bồ đề sanh” nghĩa là tâm bồ đề của mình tăng
trưởng, và một khi bồ đề phát sanh rồi thì “Lìa địa ngục” tức bỏ hết những gì tối
tăm trong ta.
“Thoát hầm lửa” nghĩa là lửa tham, sân,
si. Và khi “Thoát hầm lửa” thì không lẽ mình chỉ ngồi chơi, xơi nước.
Cho nên, khi “Lìa địa ngục” và “Thoát hầm
lửa” rồi thì như 2 câu cuối là “Nguyện thành Phật, Độ chúng sanh”.
“Nguyện thành Phật” rồi không lẽ mình lại
ngồi chơi, nên “Độ chúng sanh”
Đúng rồi, khi qúy vị nắm hiểu được rồi, rất thoải
mái. Như giấc ban đêm, nếu mà Chùa rộng rãi thì chú tiểu hay Phật tử thường thường
là 5 giờ thỉnh tiếng chuông, rồi tán “Nguyện thành Phật, Độ chúng sanh”.
Khi mà mình nguyện với cái tâm thành như vậy,
thì mình sẽ độ được cho mình thành Phật, rồi sau đó mình “Độ chúng sanh”, mà chúng sinh ở đây thì trước là mình rồi đến
người thân người thương và xung quanh.
Chúng sinh chỉ cho mình, hồi đó đến giờ đi
lang thang, mình buông xả và làm đủ thứ chuyển hết. Cho nên, bây giờ mình về mình
tu tập thuần thục, mình tụng Kinh niệm Phật, nên trước nhất là độ cho mình, rồi
sau đó khi mình tu ngon lành rồi mình độ cho người thân người thương trong gia đình,
rồi khi mình có tâm tu tập thì mình chuyển hoá tâm mình. Lúc đó, mình bắt đầu cùng
tu tập rồi mới tâm an lạc cho mọi người.
Hôm
nay, Thầy sẽ hướng dẫn đề tài rất là đơn giản cho qúy vị. Đề tài là “Phật Tử”.
Hồi đó đến giờ đi Chùa, qúy vị biết Phật tử
nghĩa là gì không?
Trước khi chúng ta nói Pháp và nghe Pháp,
lời nói đầu tiên Thầy xin gửi đến toàn thể qúy Phật tử, qúy Bác trong ban hộ tự
cùng qúy vị Phật tử hiện diện nơi đây, được sức khỏe dồi dào thân tâm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
(Đại chúng vỗ tay…)
Hồi đó đến giờ mà qúy vị đi Chùa, ai làm cái
gì thì làm và nếu có người hỏi ‘Bạn đi chùa lâu chưa?’, mình trả lời ‘Dạ, đi 10
năm’ hoặc ‘Dạ, đi 5 năm, khoảng 1 năm, hoặc đi vài tháng, 5 tháng hay chừng 1
tháng’.
Mình
nghe như vậy, rồi người ta hỏi ‘Bạn là gì?’ rồi mình nói ‘Tôi là Phật tử’.
Nhưng
mà khi nói đến Phật tử, nếu người thân trong gia đình hoặc là các bạn ở tôn giáo
khác, hỏi qúy vị là Phật tử nghĩa là gì?
Thì qúy vị biết trả lời định nghĩa là gì không?
Ví dụ, như qúy vị đi Chùa nhiều rồi đó, nhưng
mà ai hỏi Phật tử nghĩa là gì?
Cho nên, qúy
vị thấy đó, mình nói mình là Phật tử ‘I am a Buddhist’ mà khi hỏi Phật tử nghĩa
là gì? Lần thứ nhất mình trả lời Phật tử nghĩa là Phật tử.
Lần thứ hai hỏi
Phật tử nghĩa là gì? Nếu hỏi như vậy, mình học chữ Hán sâu rồi thì mình biết chữ
tử nghĩa là chết, mà nhiều khi mình nói là ngủm củ tỏi rồi, cho nên nói là Phật
mất rồi.
Do đó, mình đi
về Chùa, rồi hỏi Phật tử nghĩa là gì? Mình phải giải thích và mình phải nắm được
yếu tố đó cho các bạn đạo hay tôn giáo khác. Mỗi chủ nhật con chiên đi nhà thờ.
Còn khi nói mình
là Phật tử mà ngay cả một năm chỉ đi ngày rằm tháng Giêng đi một lần là một, rằm
tháng Chạp đi một lần là hai, rồi mỗi năm chỉ đi có 2 lần. Lúc đó, nghĩa Phật tử
là nghĩa sleep well luôn đó (nghĩa là ngủ ngon đó), cho nên Phật tử này nghĩa là
thích thì đi, hay không thích thì không đi.
Cho nên cái
nghĩa Phật tử này mang nghĩa là chết, qúy vị nắm được nghĩa chết chưa? Nghĩa đen
của nó là gì? Cho nên nghĩa của tử không
phải là chết mà là nói Phật tử này không đi Chùa, không có tu tập, không có thực
hành.
Bữa trước nghĩa
chữ Phật mình đã học, có nghĩa là gì?
Đó qúy vị thấy không, qúy vị đi Chùa mà không
nắm hiểu được gì hết, cho nên khi mình niệm: ‘Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!’
Chữ Bổn Sư
nghĩa là gì? Trong hợp trường này có nghĩa là gốc (original). Sư là Thầy, là Thầy
gốc của mình.
Cho nên, Phật
tử có quy y là quy y Thầy gốc của mình, đó là Đức Bổn Sư Thích Ca. Cho nên, Phật
tử có đi Chùa thường xuyên thì mỗi tháng,
mỗi ngày rằm, 14, 30 mình đi về Chùa thường xuyên thì Phật có nghĩa là bậc Tỉnh thức, bậc Giác ngộ,
mỗi chúng ta là mỗi Đức Phật.
Qúy vị thường
nghe qúy Thầy, qúy Ôn thường nói ‘mỗi chúng ta là mỗi Đức Phật trong tâm’, ở hiện
tại cũng như ở tương lai. Cho nên ‘mỗi chúng ta là mỗi Đức Phật’
Mà cả một năm
chỉ đi mỗi ngày rằm tháng Giêng đi một lần, rằm tháng Chạp đi một lần, thì ‘Đức
Phật trong tâm’ nói là chúng ta làm biếng, cho nên mình muốn đánh thức ‘Đức Phật
trong tâm’ thì khi mà chúng ta về Chùa tụng Kinh, niệm Phật, thì mình mới thức
dậy ‘Đức Phật trong tâm’ thành tỉnh thức.
Cho nên, khi
mình hiểu được như vậy, thì ‘Đức Phật trong tâm’ của chúng ta tỉnh thức, thức dậy.
Khi mà ‘Đức Phật trong tâm’ thức dậy là mình có tu tập, có về Chùa, có tụng
Kinh, làm lễ Phật Đản, làm lễ Vu Lan, những lễ lớn và tất cả sự tu tập của mình,
thì trong trường hợp này thì ‘Đức Phật là 1 bậc tỉnh thức’, như vậy thì ‘Đức Phật
tỉnh thức’ ở đâu? Chính là ở trong tâm chúng ta.
(Đại chúng vỗ tay…)
Điều này rất
là đơn giản, chứ không phải chỉ riêng cho Đức (Sakya Muni)- Đức Thích Ca Mâu Ni, mà Đức Phật
đây là chỉ cho mỗi chúng ta, như mình đã
nghe qúy Thầy, qúy Ôn thường nói ‘mỗi chúng sinh đều có Phật tánh.’
Cho n ên, muốn có
Phật tánh thì hàng ngày hàng đêm, hoặc là mỗi tuần, mỗi nửa tháng, mình về Chùa,
mình tụng Kinh, lạy Phật, ở nhà mình cũng thắp hương, lạy Phật thì ‘Đức Phật trong tâm’ của chúng ta thức dậy(tỉnh thức).
Cho nên, trường
hợp này gọi là ‘Đức Phật tỉnh thức’, qúy vị nắm được ý nghĩa tỉnh thức chưa?
Mà ‘Đức Phật
không tỉnh thức’ thì có nghĩa là gì? Nghĩa
là ‘Đức Phật trong tâm’ không tỉnh thức. Qúy vị phải nắm được và hiểu được như
vậy. Vì nhiều khi mình không hiểu Phậ tử nghĩa là gì hết.
Cho nên, Phật
tử nghĩa là người có tỉnh thức, người có tình thương, người có giác ngộ. Giác ngộ
ở đây không cao xa, mà giác ngộ ở mỗi chúng ta, làm gì thì làm, mỗi tuần chủ nhật,
dù có Thầy, hoặc không có Thầy, có người hướng dẫn hay không có người hướng dẫn,
chủ nhật chúng ta vẫn về Chùa, tụng Kinh, lạy Phật. Như vậy, thì ‘Đức Phật’ đây
là ‘Đức Phật tỉnh thức’.
Mà khi có giác
ngộ rồi thì mới có tỉnh thức. Nếu mà không có giác ngộ thì chúng ta đâu có về
Chùa làm chi. Giác ngộ nghĩa là mình lột cái không hiểu biết ra, như vậy mình lấy
cái hiểu biết, tụng Kinh, niệm Phật. Đó là giác ngộ từng phầnùng giây, từng phút, qúy vị nắm được chưa? Chứ không phải giác ngộ như Đức Thế Tôn. Vì Ngài là đại giác ngộ, đối với chúng ta
là một vị giác ngộ, đối với chúng ta là một đức Phật hiện tại và trong tương
lai, nên chúng ta lột cái không hiểu biết, và cái không giác ngộ ra.
Bây giờ chúng
ta giác ngộ, chúng ta về Chùa, tụng Kinh, lạy Phật, niệm Phật, thì Đức Phật
trong tâm chúng ta hiện tiền, ngồi ở đây nghe Pháp, nói Pháp, tụng Kinh. Qúy vị
thấy rõ chưa?
Qúy
vị thấy đơn giản và hiểu được cái nghĩa như vậy đó. Cho nên, cái nghĩa Phật tử
trong trường hợp này là một ‘Đức Phật tỉnh thức’, mỗi chúng ta là một ‘Đức Phật
tỉnh thức’, mỗi chúng ta là một ‘Đức Phật giác ngộ’, qúy vị hiểu rõ chưa?
Qúy
vị không hiểu được, thì trong tường hợp này, mà khi mình có Đức Phật trong tâm
rồi, mình có hạt giống giác ngộ trong tâm rồi, mà mình không về Chùa, tới ngày cúng giỗ của Cha, Mẹ,
của người thân trong gia đình mà mình không về Chùa tụng Kinh, niệm Phật hoặc cầu
siêu, cầu an, thì lúc bây giờ ‘Đức Phật trong tâm’ trong ta ngủ luôn. Qúy vị hiểu
rõ chưa?
Qúy
vị nắm được cái ý đó, thì bấy giờ cái nghĩa này mình là Phật tử thì mình phải
hiểu như vậy đó. Khi mình tu và hiểu được ý nghĩa Phật tử rồi, nên ai hỏi thì qúy vị đọc
bài kệ sau đây. Bây giờ mời qúy vị đọc theo Thầy bài kệ nha:
‘Tùng Phật khẩu sanh
Tùng Pháp hóa sanh
Đắc Phật Pháp phần
Cố danh Phật tử’
Nếu ai hỏi mình nói liền ‘Ngồi xuống, tôi
sẽ nói đôi lời về Phật tử cho nghe’ (Please sit down, I want to say something
for you about Buddhist.)
Mặc dầu mình chưa thuộc, nhưng mỗi người
thuộc một câu.
‘Tùng Phật khẩu sanh
Tùng có nghĩa là theo, từ (from), Phật là
giác ngộ, tỉnh thức, khẩu là miệng, sanh là phát sinh, hiểu (understanding).
Tùng Pháp hóa sanh
Tùng là theo, Pháp là lời dạy của Đức Phật,
hóa là chuyển (transform being to understand, to Buddha nature), chuyển phàm thành
thánh, chuyển phàm phu thành Phật quả.
‘Đắc Phật Pháp phần’
Đắc là được, nước cam lồ, Pháp là lời dạy
của Đức Phật, phần là từng phần.
Lúc đầu mình chưa hiểu, nhưng đến lần thứ
hai, thứ ba, thứ tư, nhiều lần là mình hiểu.
‘Đắc Phật Pháp phần’ có nghĩa là hiểu được
chút chút lời dạy của Đức Phật.
Nắm và hiểu được như vậy thì mình mới được
ngon lành. Khi mình đi đâu và nói mình là Phật tử, mình xứng danh là đệ tử của
Đức Phật.
Ví dụ: nếu mình không biết thì ai hỏi mình
nói ‘dạ, Phật tử là Phật tử’ hay là Phật sleep well đó. Như vậy là mình chưa hiểu.
Còn nếu mình hiểu rõ thì mình sẽ nói đó là
người con của Phật. Hàng ngày, hàng tuần,
nửa tháng, mỗi buổi tối, mỗi buổi sáng, tụng Kinh niệm Phật. Lúc đó, nghĩa
Phật tử là người tỉnh thức.
Phật tử nghĩa là gì? Là người hiểu biết dần
dần, là người hiểu biết từng phần, nên gọi là ‘Đắc Phật Pháp phần’.
Qúy vị thấy bài kệ rất là hay.
(Đại chúng vỗ tay…)
Qúy vị phải hiểu từng câu từng chữ, từng yếu
tố thì qúy vị thấy mới thấm.
Qúy vị thấy đó,
mình đi Chùa thường xuyên rồi mà hỏi Phật tử nghĩa là gì? Trong khi đó mình không
biết trả lời và mình không hiểu thì thật là tội nghiệp. Và mình mang cái danh
Phật tử tội nghiệp, qúy vị hiểu rõ chưa? Cho nên, mình phải hiểu Phật tử là như
vậy đó.
Bây giờ, cuối cùng ‘Cố danh Phật tử’, cố
trong trường hợp này nghĩa là gắng lên, mà cũng nghĩa là cho nên mới gọi là Phật
tử. Lúc bấy giờ, mình nói ‘Tôi là Phật tử’ (I am a Buddhist).
Qúy vị hiểu rõ ý nghĩa của bài kệ trên hết
chưa?
Bài kệ rất hay, rất là tuyệt vời.
(Đại chúng vỗ tay…)
Trong trường
hợp mà mình nắm mình hiểu được như vậy, thì mình đi Chùa hay bất cứ ở đâu, ở nhà
cũng vậy, mình tu tập rất là thuận thành, rất là an lạc, nghĩa của Phật tử là
như vậy đó.
Cho
nên, qúy vị nắm được, hiểu được, thì cái nghĩa nó mới thấm. Như qúy vị biết đó,
nói tới Phật tử, thì mình hiểu được Phật tử rồi và sau đó Phật tử có mấy điều
như sau:
* Thứ nhất là quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng),
và khi mà nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng rồi.
*Tiếp theo, Phật tử có trách nhiệm là gì?
Pháp là lời dạy của Đức Phật, thì mình hiểu lời dạy của Đức Phật, ba lời nương
tựa rồi.
*Cuối cùng là Phật tử phải tuân theo ‘Năm Điều
đạo đức’đó là:
Điều đạo đức thứ nhất là không sát sanh.
Thứ hai là không trộm cắp.
Thứ ba là không tà dâm.
Thứ tư không nói dối.
Thứ năm không được uống rượu. (ngay cả không
uống bia, hút thuốc, dung những chất có ma túy, mấy bạn trẻ phải để thời gian học
và không xem những phim bạo động, đồi trụy…)
Người Phật tử mà hiểu và thực tập được như
vậy, thì 5 điều đạo đức mới toát lên.
Điều đạo đức thứ nhất là không được chúng
sanh, trong đó có con người và con vật, thậm chí cỏ cây, rừng núi và đất đá…
Khi mình không sát sinh thì tâm từ của mình
phát triển, đem tình thương cho mọi người và mọi loài.
Điều đạo đức thứ hai là không được trộm cắp,
của người không phải của mình như: của Chùa, của tháp, của bất cứ nơi nào mà
người ta không cho thì mình không được lấy. Vì không lấy, buông bỏ những thứ đó
thì mình khởi tâm bố thí. Mình bố thí
cho những sinh viên nghèo, những em nghèo, những người neo đơn, thì mình nên khởi
tâm như vậy đó. Mình thực tập điều đạo đức thứ hai như vậy.
Điều đạo đức thứ ba là không tà hạnh, nghĩa
là mình có gia đình rồi, có một chồng một vợ rồi. Nhưng ở xứ này, thỉnh thoảng
mình đi kiếm thêm. Khi gia đình có chồng hoặc vợ đi kiếm thêm thì ‘Ông ăn chả,
bà ăn nem’, ‘Ông làm như ri, thì bà làm như rứa’, thì khi mà làm như vậy thì
gia đình sẽ không hạnh phúc, cha mẹ không hạnh phúc, thì con cái chắc chắn là sẽ
không có hạnh phúc.
Do đó, để xây
đựng hạnh phúc gia đình thì người vợ, người chồng chỉ sống một vợ, một chồng, sống
có hướng đi, và đặc biệt là người Phật tử mình có tụng Kinh, niệm Phật, về Chùa,
nhớ lời Phật dạy, thì lúc đó đời sống gia đình mình rất là an vui.
Cho nên, mình
đem tình thương, hạnh phúc, xây dựng cho gia đình hạnh phúc, lúc đó mình góp phần
đem hạnh phúc cho xóm làng, cho xã hội. Đó là điều tỉnh thức thứ ba.
Điều thứ tư là
không được nói dối. Ở trong trường hợp này có nhiều khía cạnh. Nhưng mà người
Phật tử là không được nói dối thì mình phải giữ vững niềm tin. Khi mình nói ra điều
gì thì tất cả ai cũng tin mình hết, hiểu được lời nói của mình.
Còn nếu mà
người, hở miệng ra là nói láo. Ở đằng này, nói chuyện kia, ở đằng kia, nói chuyện
đằng này, trắng nói đen, mà đen nói trắng, như vậy thì ai mà tin mình. Qúy vị
thấy không?
Cho nên, người
Phật tử hiểu lời dạy của Đức Phật đó, lúc bấy giờ là mình có niềm tin, mình nói
một lời nào, làm một điều gì thì ai cũng tin tưởng mình. Đó là điều tỉnh thức
thứ tư.
Điều
đạo đức thứ năm là khi mình không uống rượu bia, không chơi game bạo lực, không
có hút sách, lúc bấy giờ tâm của mình mới minh mẫn. Thân mình an vui, mà khi thân
và tâm an vui rồi, thì qúy vị đi chỗ nào cũng được, ở đâu cũng được, người ta rất
là qúy. Qúy vị thấy rõ chưa?
Cho
nên qúy vị thực tập năm điều tỉnh thức này, thì chắc chắn qúy vị sẽ đem lại an
lạc, góp phần đem lại hạnh phúc cho xóm làng, cho xã hội, cho gia đình, cho tự
thân, cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Qúy vị thấy
rõ chưa?
(Đại chúng vỗ tay…)
Rất là đơn giản, nhưng năm điều này, đức Phật
có dạy hay không dạy, có chỉ bảo hay không chỉ bảo, mà mình là người Phật tử,
nhưng ngay cả là người không phải là Phật tử. Nếu mà bạn phạm điều đó, và bạn làm
trái điều đó thì bạn sẽ bị người ta phạt liền.
Cho nên năm điều đạo đức này, không phải là
tôn giáo, vì nếu bạn làm là phạm, thì bạn trái thôi.
Đức Phật dạy 5 điều đạo đức va nếu phạm là
bị người ta bắt thôi. Như hồi nãy mình thấy Đức Phật là bậc tỉnh thức, thì Ngài
nói ‘Ta đem cái tỉnh thức này dạy cho các con, mà các con không làm thì các con
bị phạm. ’
Cho nên, dù bạn có đạo hay không có đạo, dù
anh có tôn giáo hay không có tôn giáo, dù anh là người Việt hay người Mỹ, Úc, Á,
Âu, người Trung Đông nếu anh thực tập thì anh an lạc… còn nếu anh không thực tập
thì anh khổ đau. Qúy vị thấy rõ chưa?
Nếu qúy vị hiểu được như vậy thì cái nghĩa
Phật tử nó sẽ toát ra. Đó mới gọi là ‘Đắc Phật Pháp phần’‘Cố danh Phật tử’‘Tôi
là Phật tử’ (I am a Buddhist). Qúy vị thấy rõ chưa?
Hay rất là hay.
(Đại chúng vỗ tay…)
Qúy
vị nắm những điều đơn giản, các yếu tố, từ ngữ đơn giản, sau đó mình học và hiểu,
thì ai có hỏi về Phật tử là gì thì mình đứng dậy trả lời vanh vách như vậy đó.
Thì
lúc đó mới hay, cái nghĩa mới thấm sâu vào, đi đâu, ở đâu mình cũng thấy an lạc.
Qúy vị hiểu như vậy thì sẽ được thoải mái. Khi nào có thời gian Thầy sẽ đi vào
chi tiết.
Ví dụ điều tỉnh thức như thế nào, Thầy sẽ
giảng rộng và nhiều hơn trong một buổi hay 2 buổi, còn bây giờ chỉ nói tóm tắt
thôi. Tuần tới chúng ta làm lễ Phật Đản, nên tuần này chúng ta chỉ nói đơn giản
thôi. “Ý Nghĩa Phật Đản” chúng ta sẽ học
và tu tập.
Trước khi chấm
dứt bài Pháp thoại hôm nay, qúy vị chắp tay đọc lại ‘Ba Nương tựa’ cho vững chãi,
cho thuộc, cho rõ ràng, qúy vị đọc lại nha:
Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối
cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
Namo Buddhaya (Phật Đà Da)
Namo Dharmaya,
Namo Sanghaya.
Hôm nay Thầy không dò bài,
nhưng sau này Thầy giải thích quy y là gì, Thầy dò bài và hỏi, bữa nay như đó
được rồi nha. Tưóoc khi chấm dứt buổi nói Pháp hôm nay thì chúng ta đứng dậy,
chắp tay ngay ngắn, chúng ta lạy Phật. Khi lạy chúng ta chắp tay trang nghiêm,
để ngang người không cao mà cũng không thấp, không đưa ra.
(Thầy hướng dẫn đại chúng thực hành lễ lạy…)
Trước khi chúng ta dứt bài Pháp thoại hôm nay,
Thầy kính chúc toàn thể qúy Phật tử, hiện diện đạo tràng Chùa Tịnh Quang,
Dayton-Ohio, sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc, luôn luôn lúc nào, mỗi chúng ta
là người tỉnh thức, mỗi chúng ta là người cha tỉnh thức, mỗi chúng ta là người
mẹ tỉnh thức, mỗi chúng ta là người anh tỉnh thức, mỗi chúng ta là người em giác
ngộ, đi về Chùa tụng Kinh, lạy Phật, mỗi chúng ta là người Phật tử thuận thành,
có tụng Kinh, niệm Phật ngon lành, mỗi khi nói đến Phật tử là mình an vui tỉnh thức.
Xin kính chúc toàn thể Phật tử thân tâm thường
lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
(Đại chúng vỗ tay và hồi hướng…)
(Xin bấm vào nghe mp3)
(Please click to listen to mp3)
Created with Admarket's flickrSLiDR.